CẨM NANG THIẾT KẾ

Chuyên đề 1: NGUYÊN TẮC BỐ CỤC TRONG THIẾT KẾ


 1/ Bố cục là gì?
Bố cục là một tập hợp các cấu trúc thị giác và các phương tiện tạo hình được bố trí, sắp xếp theo một quy luật nhất định trong không gian nhằm chuyển tải ý đồ tạo hình và nội dung mẫu thiết kế sao cho hài hòa, thống nhất.
2/ Quy tắc trong bố cục:
Quy tắc này còn gọi là quy tắc Tỉ lệ Vàng hay quy tắc Phần ba và trọng tâm thị giác
Ở vị trí a/b = 2/3 =3/8 = 1.6 được xem là vị trí thu hút thị giác của người xem. Vì vậy đây là vị trí trung tâm trong diện tích bản thiết kế.
             3/ Quy tắc cân bằng:
Cân bằng tuyệt đối

Cân bằng bất đối xứng

Sự cân bằng này thường gặp trong các thiết kế có bố cục như: giữa vùng màu nhỏ, cường độ mạnh với vùng màu lớn nhưng sác độ nhẹ hơn hay giữa nền không gian trống, lớn với đối tượng bất thường, hình dạng phức tạp

Những lỗi thường gặp trong bố cục và cách tránh
- Tránh lặp lại hình dáng, đường thẳng, chuyển động và kích thước. Làm như thế sẽ gây ra xung đột giữa các chủ thể gần giống nhau.
- Không nên để các vật thể nghiêng ra phía ngoài bức tranh cũng như để vật thể song song với mép bản vẽ thiết kế
- Tránh vẽ đường thẳng trừ khi rất ngắn. Thay vào đó, bạn cố gắng tạo những vật che khuất bớt đường thẳng
- Không bao giờ chia bố cục thành những phần bằng nhau vì bố cục trông sẽ không tự nhiên.
- Nếu có đường chân trời không bao giờ để nó ở giữa, chia hai bố cục
- Tránh để vật thể trong tranh giao nhau tạo thành hình chữ "X" . 
- Đừng bao giờ để vật thể chạm vào viền, điểm cuối của bản thiết kế.

Chuyên đề 2: NGUYÊN TẮC TRỌNG TÂM TRONG THIẾT KẾ



Trong bất kỳ một thiết kế nào, để thu hút mắt nhìn của người xem chúng ta cần phải tạo được điểm trọng tâm cho bố cục. Điểm trọng tâm hay còn gọi là điểm nhấn mạnh nhất trong bản thiết kế được tạo bằng cách nào? Chúng ta hãy tham khảo một số nguyên tắc sau đây:
1/ Đặt đối tượng trọng tâm nằm ngay ở vị trí trọng tâm bản thiết kế
2/ Sử dụng kích cỡ lớn cho đối tượng được xem là trọng tâm để đạt được sự chú ý
3/ Dùng màu sắc tương phản, sắc độ nổi bật để diễn đạt trọng tâm
4/ Nhấn mạnh trọng tâm bằng sự cô lập tức tạo ra một phần tử nằm riêng biệt trong nhóm.
5/ Nhấn mạnh bằng sự sắp đặt vị trí xa gần, càng xa càng ít chú ý và ngược lại
6/ Sự tiếp diễn phương hướng của đối tượng đầu tiên với đối tượng tiếp theo. Đây cũng chính là đường dẫn cho dôi mắt người xem đi theo khi xem một tác phẩm hay còn gọi là chuyển động thị giác.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét